Đăng ký

Mẹo "ramdom" trắc nghiệm

Aone JSC - Đối với những người học giỏi thì ko nói làm gì...Đối với những người học lực trung bình... Có lẽ đạt điểm cao nhờ rất nhiều vào "số phận". Vì với những bài tập khó, dài, ko có khả năng tính, thì sự lựa chọn duy nhất có lẽ là...oánh bừa.

Và sau đây là "BÍ KÍP". 
Tất cả các câu hỏi và các đáp án lấy ví dụ được lấy từ đề thi Hóa khối A năm 2009, nếu ai không tin có thể lên google kiểm tra cả đề thi lẫn đáp án.



* Đối với câu hỏi bài tập
1)Trong 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.
Ví dụ : A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.

Cơ sở: để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện, xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án không được "ngụy trang" chắc chắn là đáp án sai.


2) Đáp án loại được lập tức sẽ thường có 1 phần đúng

Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là "chu kỳ 3", vậy thì phần "nhóm VIB" của nó sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án B. vì nó có phần cuối khá giống, với chữ ...B.
1 ví dụ khác
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần "9,8" có vẻ "khang khác", đi cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol

Từ đây suy ra D là đáp án đúng 


3) Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng, đây là quy luật RẤT QUAN TRỌNG, các bạn chú ý...
Ví dụ 
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.

Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng (vì sao thì dễ hiểu rồi đúng ko?)
Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng k sao, vẫn tốt hơn là 1:3 đấy nhỉ.

Ví dụ khác: 

A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag

Gặp câu này mà không tính được thì đếm số lần xuất hiện của các dữ kiện ra nhé, ở đây có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.

Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.


4) 2 đáp án nào gần giống (na ná) nhau, 1 trong 2 thường đúng
A. m = 2a - V/22,4

B. m = 2a - V/11,2
C. m = 2a - V/5,6
D. m = 2a + V/5,6

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau

Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu -
Vậy >> Chọn C


5) Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như "gấp đôi nhau", "hơn kém nhau 10 lần", thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.
Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.


6) Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng
VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%

Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

7) Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị sau:
1, 2, 12, 13

8) Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất" (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn).


* Các câu hỏi lý thuyết:
- Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng

- Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng
- Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có...", "chắc chắn" thường sai. 
- Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng
- Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.

Bí kíp này có hiệu quả khá cao với môn hóa và môn sinh, môn lý thì bình thường và môn anh thì chịu (mình mù tịt Anh văn ). Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới.


Xin nhớ rằng chỉ có kiến thức mới là phương pháp tốt nhất cho chính bạn.
Chúc bạn thành công không phải nhờ sự may mắn mà là nhờ khả năng thực của mình


                                                                                       Aone JSC ( nguon alo9.net )

Share on Google Plus

Giới thiệu Unknown

Trung tâm Anh ngữ và Bồi dưỡng văn hóa Aone trực thuộc Công ty cổ phần giải pháp tổng hợp Aone, cung cấp các khóa học tiếng Anh với sự hướng dẫn của Giáo viên nước ngoài; bồi dưỡng học sinh các môn Toán, Lý, Hóa khối Trung học phổ thông và các khóa kỹ năng mềm do những Chuyên gia hàng đầu trực tiếp giảng dạy.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét