AoneJSC - Thông thạo ngoại ngữ đã và đang trở thành trào lưu trong cuộc sống hiện tại, rất nhiều phụ huynh đầu tư cho con học tiếng Anh tại nhiều các trung tâm, cơ sở thậm chí mời thầy cô giáo về dạy riêng tại gia đình. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng có những phương pháp đúng đắn trong hành trình học ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Hiện nay đa số các bậc phụ huynh đã mắc phải những sai lầm khiến con em mình không còn đam mê, thậm chí chán ghét việc học tiếng Anh. Hãy cùng Trung tâm Anh ngữ Aone phát hiện và sửa chữa những sai lầm đó để giúp con em chúng ta ngày càng tiến bộ trên con đường học tiếng Anh.
1. Cho trẻ học Tiếng Anh quá muộn
Nhiều cha mẹ ái ngại việc cho con học tiếng Anh trẻ em sớm vì cho rằng học song ngữ sẽ làm trẻ lẫn lộn và gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Ở giai đoạn sớm, việc học Tiếng Anh đối với trẻ nhỏ chỉ như những trò chơi trong giao tiếp, sẽ không gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ hay áp lực học tập như các bậc phụ huynh vẫn lầm tưởng. Nếu cha mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá muộn sẽ làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ mới và từ vựng của trẻ, càng gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này.
2. Cho trẻ học tiếng Anh không thường xuyên
Trẻ muốn học tốt ngoại ngữ cần được luyện tập thường xuyên và liên tục, ở trong môi trường tiếp xúc nhiều với tiếng Anh. Cho nên, cha mẹ cần tránh việc ép con học một thời gian, ví dụ trong hè, rồi cả năm lại không động gì đến tiếng Anh. Kiến thức sẽ nhanh chóng rơi rụng và trẻ cũng không hình thành được kỹ năng phản xạ, tư duy của ngoại ngữ.
3. Phương pháp dạy tiếng Anh cứng nhắc
Cha mẹ không nên cứng nhắc cho rằng học là phải ngồi vào bàn cùng với sách vở. Hãy để trẻ tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Các bậc phụ huynh cũng nên khuyến khích con em mình xem các video học hát, hoạt hình bằng tiếng Anh để tăng hứng thú học cho bé.
4. Quá tập trung vào ngữ pháp
Ở độ tuổi sớm, học tiếng Anh chỉ nên nghiêng về các bài học giao tiếp hàng ngày. Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống. Khi trẻ mới học tiếng Anh, không nên ép trẻ phải thật chính xác về mặt ngữ pháp. Hãy để trẻ học ngữ pháp bằng cách lồng ghép những bài học trực quan đơn giản. Dần dần trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.
5. Phát âm tiếng Anh chưa chuẩn
Nếu cha mẹ phát âm chưa chuẩn, trẻ cũng sẽ học sai, nói sai – rất khó sửa và có ảnh hưởng không tốt tới trẻ sau này. Vì vậy, nên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nguồn Tiếng Anh chuẩn, mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho trẻ tại nhà. Cho trẻ đi học, đi chơi và tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài thường xuyên sẽ giúp vốn từ và khả năng phát âm của trẻ cải thiện từng ngày.
6. Vốn từ vựng xa vời thiếu thực tế
Nhiều cha mẹ muốn con học tiếng Anh thật giỏi nên bắt đầu với những từ ngữ khó, thậm chí mang tính chuyên ngành. Điều đó làm cho trẻ không hiểu nên nhanh chán và học không hiệu quả. Vì vậy, khi dạy con tiếng Anh, cha mẹ nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ.
7. Dịch nghĩa từng từ
Một lỗi cơ bản mà cha mẹ hay mắc phải nữa là dịch nghĩa từng từ ra tiếng Việt cho con. Điều này làm hạn chế khả năng tư duy và nhận thức bằng tiếng Anh của trẻ. Thay vì việc dịch từng từ kiểu: “book là quyển sách, bird là con chim” và khiến trẻ học vẹt thì bạn hãy để trẻ tự hiểu chúng bằng khái niệm hoặc hình ảnh.
8. Quá chú trọng sửa lỗi sai
Sợ sai là điều tối kỵ trong giao tiếp và đặc biệt là trong việc học một ngôn ngữ mới. Nếu bạn cứ tập trung vào lỗi sai của con, trẻ sẽ không tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh, dần dần hình thành tâm lý sợ học ngoại ngữ. Khi phát hiện con em mình có những lỗi sai trong giao tiếp, nên nhẹ nhàng chỉ bảo và hướng dẫn bằng những cách tích cực để khuyến khích các bé sửa đổi một cách tự nhiên.
9. Thiếu kiên nhẫn
Cha mẹ cho con đi học tiếng Anh thì thường rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã biết được từ gì, nói được câu gì, vô hình chung tạo ra sức ép, áp lực khiến trẻ mất đi hứng thú. Theo Vanessa Reilly và Sheila M. Ward, tác giả cuốn sách “Những học viên nhỏ tuổi”: “Trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết. Ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể gây áp lực và căng thẳng cho trẻ.” Vì vậy, cha mẹ nên kiễn nhẫn giúp đỡ trẻ để trẻ có thể học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé.
AoneJSC sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét