Đăng ký

5 bất lợi trong kỳ thi THPT QG 2018 teen 2K cần biết

Aone JSC - Thuận lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy bất lợi thôi teen 2K ạ, mau mau vào đọc để biết và có cách đối phó ngay thôi nào!

Số lượng “rồng” vô cùng lớn

Có thể teen 2K biết rồi: số lượng thí sinh năm 2018 vô cùng lớn điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ chọi trong kỳ thi THPTQG 2018. Các bạn đã thấy mặt trái của việc có năm sinh đẹp chưa? Bất lợi ở đây dành cho chúng mình đó là chỉ tiêu và các trường, các ngành học mơ ước năm 2018 thì vẫn vậy mà tỉ lệ chọi thì tăng đột biến. Cứ nghĩ đến các anh chị khóa trên chỉ phải chiến đầu với 1, 2 đối thủ còn mình phải chiến thắng 3, 4 đứa mới mong có của vào ngành yêu thích thì làm sao mà không hoang mang làm sao được chứ?

Kiến thức rộng mênh mông

Có 2 lý do dẫn đến việc kiến thức thi THPT của 2K chúng mình rộng hơn đó là:

Bộ tiếp tục phương án thi trắc nghiệm tất cả các môn (trừ Ngữ văn). Nếu thi tự luận ta chỉ cần tập trung một số dạng bài, có thể học tủ những phần sẽ thi và mạnh dạn bỏ qua những gì đề thì không “sờ” tới thì với phương án thi trắc nghiệm, mọi kiến thức, mọi chương, mọi bài, mọi ngóc ngách lý thuyết, bài tập đều có thể ra và chúng ta chẳng thế học tủ được. Muốn điểm cao, không mất điểm ngớ ngẩn thì chỉ còn mỗi 1 cách là học hết thôi.

Kiến thức thi bao gồm cả lớp 11 và lớp 12. Thời gian ôn thi cũng chỉ một năm cuối cấp thế mà các anh chị khóa trên thi mỗi kiến thức lớp 12, còn chúng ta thì phải “ôm” cả kiến thức lớp 11. Thi trắc nghiệm kiến thức đã rộng, với sự thay đổi này kiến thức lại càng “mênh mông” hơn. 


Dự báo đề thi 2018 sẽ tăng độ khó

Năm 2015 lần đầu tiên Bộ thay đổi quy chế gộp thi THPT và ĐH làm một. Đề thi cũng vô cùng dễ, điểm vô cùng cao, như anh chị 99 khóa trên của chúng ta năm nay 2017 vậy. Tuy nhiên đến năm 2016, phổ điểm thi giảm mạnh, nguyên nhân là vì đề thi khó. Rất giống với dự đoán của nhiều chuyên gia, thầy cô cho kỳ thi THPT QG 2018 sắp tới của 2K chúng mình. Đề thi đã rộng lại còn khó thì người học sinh biết phải làm sao?

Khả năng sẽ thi trên máy tính

Theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, về cơ bản năm 2018 sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia như năm nay. Nếu có thay đổi thì có chăng sẽ chỉ thay đổi về kỹ thuật: các thí sinh thay vì làm bài thi trên giấy sẽ chuyển sang thi trên máy tính. Áp dụng công nghệ cũng có cái hay đấy, nhưng mà bất lợi cũng không hề nhỏ đâu. Chúng ta lại phải làm quen với hình thức thi mới hay biết đâu đang thi lại gặp sự cố về kỹ thuật nào đó thì sao? Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy nếu thi trên máy tính ngoài nắm chắc kiến thức chúng ta cần phải rèn thêm nhiều kỹ năng khác nữa.

Nhiều trường xét học bạ

Những năm gần đây, nhiều trường đại học đã áp dụng hình thức xét tuyển bằng việc xét học bạ song song với xét điểm thi THPT quốc gia ( năm 2016 có 150 trường trên cả nước xét học bạ).

Năm 2017 cũng vậy, rất nhiều trường TOP đã bổ sung trong phương thức xét tuyển hình thức này: Đại học Bách khoa TP. HCM (Điều kiện sơ tuyển), Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội (Điều kiện sơ tuyển), Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF), Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)… Đây sẽ là tin vui đối với những bạn học khá giỏi ngay từ năm ớ 10. Nhưng sẽ là bất lợi đối với những bạn đang sở hữu điểm bảng điểm trong học bạ không đẹp. Với những bạn đó, chỉ còn một con đường duy nhất là nỗ lực hết mình cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Mùa thi đại học 2018 thật nhiều điều đáng lo, đặc biệt là với những teen 2k đang có bảng điểm lớp 10, lớp 11 chưa đẹp thì càng phải chú trọng nhiều hơn cho kỳ thi THPTQG 2018 sắp tới bằng việc chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ. Teen 2K hãy mau lên kế hoạch học tập rõ ràng với một lộ trình ôn luyện khoa học TẠI ĐÂY nhé!

Aone JSC ( theo hocmai.vn
Share on Google Plus

Giới thiệu Unknown

Trung tâm Anh ngữ và Bồi dưỡng văn hóa Aone trực thuộc Công ty cổ phần giải pháp tổng hợp Aone, cung cấp các khóa học tiếng Anh với sự hướng dẫn của Giáo viên nước ngoài; bồi dưỡng học sinh các môn Toán, Lý, Hóa khối Trung học phổ thông và các khóa kỹ năng mềm do những Chuyên gia hàng đầu trực tiếp giảng dạy.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét