Aone JSC - Tiếng Anh là một ngôn ngữ có trọng âm còn tiếng Việt thì không. Không phải chỉ riêng tiếng Việt mà nhiều nước trên thế giới cũng không có dấu trọng âm như Pháp, Nhật…. Người bản ngữ họ đánh dấu trọng âm rất tự nhiên trong khi đây là một điều rất khó cho những nước như chúng ta. Chính vì tiếng Anh đặc biệt như vậy cho nên ai mà nắm vững trọng âm thì xem như việc chinh phục tiếng Anh là con đường không xa.
Người bản xứ rất khó nghe khi người Việt nói Tiếng Anh
Trọng âm trong tiếng Anh nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt bạn chỉ cần phát âm sai dấu thì nghĩa đã khác rồi. Nếu như chúng ta đem so sánh dấu của tiếng Việt với trọng âm trong tiếng Anh thì cũng như vậy. Bạn chỉ cần nhấn trọng âm của một từ sai chỗ thì xem như bạn đã không nói được tiếng Anh. Cho nên rất nhiều bạn khi học tiếng Anh nhấn trọng âm vô tội vạ, và điều này dẫn đến người bản ngữ họ không hiểu bạn nói gì. Ví dụ trong tiếng Việt bạn nói: Bạn đi đâu đó? Mà bạn lại nói: Bán đi đâu đò (ai mà hiểu trời), chỉ đơn giản vậy thôi trọng âm là thế.
14 quy tắc đánh dấu trọng âm tiếng anh
14 Quy tắc đánh dấu trọng âm tiếng Anh:
Đây là 14 quy tắc đánh dấu trọng âm của trung tâm anh ngữ TOME. Nếu bạn nắm vững và học theo thì luyện phát âm tiếng Anh của bạn sẽ không còn là vấn đề. Trung tâm anh ngữ TOME còn rất nhiều bài viết nhiều về: Cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất và cách học tiếng Anh giao tiếp qua phim mà bạn có thể tham khảo.
Quy tắc thứ 1: danh từ có 2 âm tiết ->đánh dấu âm tiết thứ nhất:
Ví dụ: PREsent, CHIna, EXport, TAble, Paper…
Quy tắc thứ 2: tính từ có 2 âm tiết->đánh dấu âm tiết thứ nhất:
Ví dụ: HAPpy, CLEver, PREsent….
Quy tắc thứ 3: Động từ có âm tiết thứ 2 có nguyên âm ngắn và kết thúc có một phụ âm ->đánh dấu âm tiết thứ nhất
Ví dụ: ENter, Open, TRAvel…
Quy tắc thứ 4: Động từ có âm tiết cuối có chứa ow -> đánh dấu âm tiết thứ nhất:
Ví dụ: FOllow, BOrow…
Quy tắc thứ 5: Động từ có 3 âm tiết có nguyên âm dài hoặc có nguyên âm đôi hoặc là kết thúc nhiều hơn một phụ âm -> đánh dấu vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: EXercise, PAradise….
Quy tắc thứ 6: Động từ có 2 âm tiết->đánh dấu vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ: to preSENT, to deCIDE, to beGIN…
Quy tắc thứ 7: Động từ có âm tiết thứ 2 có nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm ->đánh dấu vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
Quy tắc thứ 8: Động từ có 3 âm tiết, âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm ->đánh dấu vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
Quy tắc thứ 9: Những từ có tận cùng bằng: -ic, -sion, tion -> đánh dấu vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên.
Ví dụ: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic, sugGEStion, reveLAtion…
Ngoại lệ: TElevision->đánh dấu vào âm tiết thứ nhất.
Quy tắc thứ 10: các từ có âm cuối cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, -gy ->đánh dấu âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy.
Quy tắc thứ 11: các từ có âm cuối cùng –ical ->đánh dấu vào âm tiết thiws 3 tính từ dưới lên.
Ví dụ: CRItical, geoLOgical.
Quy tắc thứ 12: Các danh từ ghép ->đánh dấu vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: BLACKbird, GREENhouse...
Quy tắc thứ 13: Các tính từ ghép-> đánh dấu vào âm tiết thứ 2:
Quy tắch thứ 14: Các động từ ghép->đánh dấu vào âm tiết thứ 2:
Ví dụ: to OVERcome, to overFLOW...
Aone JSC - Nguồn: Anhnguplus
0 nhận xét:
Đăng nhận xét