LTS: Tháng 12/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn 5814/BGDĐT-GDTrH về việc "Tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017 - 2018".
Cô giáo Thuận Phương có bài viết bàn về thực trạng các cuộc thi cũng như nút thắt trói chặt nhà trường, giáo viên, học sinh vào các cuộc thi này mà công văn nói trên chưa tháo gỡ.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi.
Thấy học sinh suốt ngày chỉ biết quay cuồng với bài vở, hết ở trường lại ở lớp học thêm, các em cứ vật vờ vì giấc ngủ không ngon, nhiều người đã phải thốt lên “học sinh bây giờ là khổ nhất”.
Nhiều người đặt câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy?
Ngoài việc học, các em vẫn phải quay cuồng với các cuộc thi, hết thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp đến thi hùng biện, giao lưu...từ cuộc thi cấp trường, thi cho xã phường đến thi cấp huyện rồi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Trước áp lực về thi cử, nhiều phụ huynh, giáo viên đã lên tiếng. Dù thấu hiểu, đồng cảm nhưng các trường vẫn không thể bỏ, vẫn phải tổ chức, tiến hành và thành lập đội tuyển để đi chinh chiến với trường bạn.
Vẫn chỉ là công văn chấn chỉnh và nhắc nhở
Cho đến khi “tiếng kêu thấu trời xanh” thì vào tháng 5/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn gửi các sở giáo dục để chấn chỉnh về các cuộc thi.
Công văn “yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông”.
Để khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương giảm các cuộc thi cấp quốc gia; chỉ chọn một số cuộc thi cơ bản, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành để chỉ đạo tổ chức.
Đồng thời Bộ điều chỉnh chính sách đối với người dự thi; không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với các địa phương, đơn vị.
Giáo viên, học sinh hồ hởi tưởng như được cởi trói.
Thế nhưng tình hình thực tế vẫn không có gì cải thiện. Học sinh ở nhiều trường vẫn cứ bù đầu vừa học vừa ôn luyện để đi thi.
Nhiều trường phớt lờ công văn chỉ đạo, nhiều huyện thị và các sở giáo dục vẫn cứ ngang nhiên tổ chức.
Đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, theo nhu cầu thực tế của học sinh, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với đơn vị tham gia”.
Công văn thì mặc công văn
Thế nhưng công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi về, các sở giáo dục vẫn in sao và gửi tiếp về phòng, phòng tiếp tục gửi về các trường.
Một điều lạ rằng chưa bao giờ giáo viên được nhà trường công khai đọc cho nghe những công văn kiểu này trong các buổi họp hội đồng.
Lý do thế nào chỉ Ban Giám hiệu nhà trường mới hiểu được. Thầy cô giáo chỉ biết được nhờ các phương tiện thông tin đại chúng.
Các trường ém công văn, nên các cuộc thi cũng không thể bỏ mà vẫn tiếp tục duy trì.
Khá nhiều giáo viên bức xúc cũng chỉ dám nói râm ran bên ngoài.
Có điều, từ khi có công văn nhắc nhở, Ban Giám hiệu các trường không tổ chức các hội thi một cách rầm rộ như trước mà có vẻ trầm lặng hơn.
Có giáo viên biết chuyện thắc mắc về sự ra đời của công văn chấn chỉnh các cuộc thi, không ít hiệu trưởng trần tình:
Nhà trường cũng không muốn tổ chức những cuộc thi này.
Nhưng theo quy định thì những trường đạt chuẩn quốc gia từ mức độ 1 đến mức độ 2, nếu không học sinh tham gia và đạt giải ở hội thi các cấp sẽ thiếu so với quy định của Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT.
Mà thiếu tiêu chí có nghĩa là trường không thể công nhận đạt chuẩn hoặc không thể duy trì giữ chuẩn. Hậu quả này không chỉ trường gánh chịu mà sẽ bị “dính cả chùm”.
“Thế nên mình làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả cho người khác”, một vị hiệu phó cười nói vui như thế khi trao đổi với người viết.
Cụ thể Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT đã quy định thế nào?
Trường ở mức độ tối thiểu thì “có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức”.
Trường chuẩn mức độ 1 phải “có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức”.
Và trường chuẩn mức độ 2 phải “có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên tổ chức”.
Nếu ở trường đạt mức chất lượng tối thiểu chỉ cần có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức là được.
Còn trường đạt mức độ 1 và 2 lại yêu cầu học sinh tham gia phải có giải.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi.
Thấy học sinh suốt ngày chỉ biết quay cuồng với bài vở, hết ở trường lại ở lớp học thêm, các em cứ vật vờ vì giấc ngủ không ngon, nhiều người đã phải thốt lên “học sinh bây giờ là khổ nhất”.
Nhiều người đặt câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy?
Ngoài việc học, các em vẫn phải quay cuồng với các cuộc thi, hết thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp đến thi hùng biện, giao lưu...từ cuộc thi cấp trường, thi cho xã phường đến thi cấp huyện rồi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Trước áp lực về thi cử, nhiều phụ huynh, giáo viên đã lên tiếng. Dù thấu hiểu, đồng cảm nhưng các trường vẫn không thể bỏ, vẫn phải tổ chức, tiến hành và thành lập đội tuyển để đi chinh chiến với trường bạn.
Vẫn chỉ là công văn chấn chỉnh và nhắc nhở
Cho đến khi “tiếng kêu thấu trời xanh” thì vào tháng 5/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn gửi các sở giáo dục để chấn chỉnh về các cuộc thi.
Công văn “yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông”.
Ông Nguyễn Đức Hữu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo trao tặng huy chương cho các học sinh tại Lễ Tôn vinh và Trao giải cuộc thi giải Toán qua Internet năm học 2014-2015 khu vực miền Bắc. Ảnh: ViOlympic.vn
Để khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương giảm các cuộc thi cấp quốc gia; chỉ chọn một số cuộc thi cơ bản, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành để chỉ đạo tổ chức.
Đồng thời Bộ điều chỉnh chính sách đối với người dự thi; không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với các địa phương, đơn vị.
Giáo viên, học sinh hồ hởi tưởng như được cởi trói.
Thế nhưng tình hình thực tế vẫn không có gì cải thiện. Học sinh ở nhiều trường vẫn cứ bù đầu vừa học vừa ôn luyện để đi thi.
Nhiều trường phớt lờ công văn chỉ đạo, nhiều huyện thị và các sở giáo dục vẫn cứ ngang nhiên tổ chức.
Đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, theo nhu cầu thực tế của học sinh, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với đơn vị tham gia”.
Công văn thì mặc công văn
Thế nhưng công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi về, các sở giáo dục vẫn in sao và gửi tiếp về phòng, phòng tiếp tục gửi về các trường.
Một điều lạ rằng chưa bao giờ giáo viên được nhà trường công khai đọc cho nghe những công văn kiểu này trong các buổi họp hội đồng.
Lý do thế nào chỉ Ban Giám hiệu nhà trường mới hiểu được. Thầy cô giáo chỉ biết được nhờ các phương tiện thông tin đại chúng.
Các trường ém công văn, nên các cuộc thi cũng không thể bỏ mà vẫn tiếp tục duy trì.
Khá nhiều giáo viên bức xúc cũng chỉ dám nói râm ran bên ngoài.
Có điều, từ khi có công văn nhắc nhở, Ban Giám hiệu các trường không tổ chức các hội thi một cách rầm rộ như trước mà có vẻ trầm lặng hơn.
Có giáo viên biết chuyện thắc mắc về sự ra đời của công văn chấn chỉnh các cuộc thi, không ít hiệu trưởng trần tình:
Nhà trường cũng không muốn tổ chức những cuộc thi này.
Ông Nguyễn Vinh Hiển vui mừng thông báo tại Lễ trao giải cuộc thi giải Toán qua internet năm học 2015-2016, học sinh Việt Nam đã lọt vào Top 40 quốc gia đạt giải (với tỷ lệ đạt giải lên tới 70%) trong cuộc thi khoa học kỹ thuật (ViSEF) được tổ chức tại Mỹ. Ảnh: ViOlympic.vn
Nhưng theo quy định thì những trường đạt chuẩn quốc gia từ mức độ 1 đến mức độ 2, nếu không học sinh tham gia và đạt giải ở hội thi các cấp sẽ thiếu so với quy định của Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT.
Mà thiếu tiêu chí có nghĩa là trường không thể công nhận đạt chuẩn hoặc không thể duy trì giữ chuẩn. Hậu quả này không chỉ trường gánh chịu mà sẽ bị “dính cả chùm”.
“Thế nên mình làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả cho người khác”, một vị hiệu phó cười nói vui như thế khi trao đổi với người viết.
Cụ thể Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT đã quy định thế nào?
Trường ở mức độ tối thiểu thì “có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức”.
Trường chuẩn mức độ 1 phải “có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức”.
Và trường chuẩn mức độ 2 phải “có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên tổ chức”.
Nếu ở trường đạt mức chất lượng tối thiểu chỉ cần có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức là được.
Còn trường đạt mức độ 1 và 2 lại yêu cầu học sinh tham gia phải có giải.
Trong khi đó Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH không nói Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định dừng / rút ra khỏi các cuộc thi Toán và tiếng Anh qua mạng (ViOlympic, IOE) hay giải Toán bằng máy tính cầm tay, như Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Nguyễn Xuân Thành công bố.
Ngược lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các sở, các phòng "giám sát, theo dõi" các cuộc thi này, có nghĩa là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn "bật đèn xanh" cho chúng tồn tại? Thế thì đơn vị nào dám bỏ!
Những tiêu chí trong Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT như sợi dây đã trói chặt các trường vào các cuộc thi, các trường không thể không thực hiện, các huyện thị và tỉnh không thể không tổ chức các hội thi học sinh giỏi.
Với giáo viên, các thầy cô bị “lùa” lao vào ôn thi cho học sinh tham gia ViOlympic, IOE...để có được cái gọi là “tương đương một sáng kiến kinh nghiệm” theo Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 31/12/2015.
Với học sinh ở các đô thị, chủ trương cấm thi tuyển sinh vào lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp chính sách “cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đầu cấp” nếu đạt giải các cuộc thi nói trên đã đẩy các em vào vòng xoáy.
Cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn chỉ đạo không lấy kết quả các cuộc thi để xét thành tích thi đua cá nhân và đơn vị, nhưng các thông tư nói trên cứ trói các trường, giáo viên và học sinh vào những cuộc thi.
Đó là chưa kể nguồn thu khổng lồ từ các cuộc thi này có được cắt % cho các cấp quản lý giáo dục hay không và cắt bao nhiêu, không ai biết được trừ người trong cuộc.
Tất cả những điều này đã buộc giáo viên phải cùng học sinh ôn luyện, “cày xới” thật nỗ lực, hết mình mới mong có giải.
Thế là dù có bao nhiêu công văn nhắc nhở, chấn chỉnh hay tinh giảm cũng phải “ngả mũ” chào thua.
Vì ít nhất Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT, Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT vẫn như sợi dây vô hình cột chặt các trường, mà Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH thì chỉ như xoa dịu cơ sở chứ không chịu cởi trói.
Vậy nên, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn giảm các hội thi của giáo viên và học sinh chỉ cần bỏ hết những quy định về chỉ tiêu ràng buộc nhà trường và giáo viên như trong 2 thông tư nói trên, đồng thời có quyết định rõ ràng về các cuộc thi này chứ không nên lửng dửng nước đôi, mập mờ khó hiểu.
Ngược lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các sở, các phòng "giám sát, theo dõi" các cuộc thi này, có nghĩa là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn "bật đèn xanh" cho chúng tồn tại? Thế thì đơn vị nào dám bỏ!
Những tiêu chí trong Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT như sợi dây đã trói chặt các trường vào các cuộc thi, các trường không thể không thực hiện, các huyện thị và tỉnh không thể không tổ chức các hội thi học sinh giỏi.
Với giáo viên, các thầy cô bị “lùa” lao vào ôn thi cho học sinh tham gia ViOlympic, IOE...để có được cái gọi là “tương đương một sáng kiến kinh nghiệm” theo Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 31/12/2015.
Với học sinh ở các đô thị, chủ trương cấm thi tuyển sinh vào lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp chính sách “cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đầu cấp” nếu đạt giải các cuộc thi nói trên đã đẩy các em vào vòng xoáy.
Cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn chỉ đạo không lấy kết quả các cuộc thi để xét thành tích thi đua cá nhân và đơn vị, nhưng các thông tư nói trên cứ trói các trường, giáo viên và học sinh vào những cuộc thi.
Đó là chưa kể nguồn thu khổng lồ từ các cuộc thi này có được cắt % cho các cấp quản lý giáo dục hay không và cắt bao nhiêu, không ai biết được trừ người trong cuộc.
Tất cả những điều này đã buộc giáo viên phải cùng học sinh ôn luyện, “cày xới” thật nỗ lực, hết mình mới mong có giải.
Thế là dù có bao nhiêu công văn nhắc nhở, chấn chỉnh hay tinh giảm cũng phải “ngả mũ” chào thua.
Vì ít nhất Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT, Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT vẫn như sợi dây vô hình cột chặt các trường, mà Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH thì chỉ như xoa dịu cơ sở chứ không chịu cởi trói.
Vậy nên, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn giảm các hội thi của giáo viên và học sinh chỉ cần bỏ hết những quy định về chỉ tiêu ràng buộc nhà trường và giáo viên như trong 2 thông tư nói trên, đồng thời có quyết định rõ ràng về các cuộc thi này chứ không nên lửng dửng nước đôi, mập mờ khó hiểu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét