Đăng ký

Nghe và nói

Aone JSC - Chủ đề hôm nay mình sẽ chia sẻ về việc nghe và nói trong việc học tiếng anh.

 1. Tắm Ngoại Ngữ
Đầu tiên, xin được nói về sở thích là mình rất thích nghe nhạc tiếng Trung nên sẽ có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn mới học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung.

Nhạc tiếng Trung nghe hay, lời nghe rất rõ mỗi tội chữ loằng ngoằng, khó hiểu. Nhưng không sao cả, mình cứ nghe hết bài này sang bài khác. Khi bắt đầu đi học lớp Sơ cấp, mình thấy có nhiều âm rất dễ học và quen thuộc (do nghe quá nhiều).

Vì vậy, mình khuyên các bạn nên tập trung cho kỹ năng nghe ở giai đoạn đầu tiên và trước hết nên nghe những gì vừa với trình độ mình nhất. Ví dụ như bài vỡ lòng bảng chữ cái, mấy bài hát trẻ con, sound track phim hoạt hình. Không thích thể loại này thì lên đời, chọn mấy bài pop song nổi tiếng ngày xưa. Best Songs, Top Hits, Top 100,...

Khi nghe thì nên hát theo, hát cố giống âm của nó nhất có thể. Sau này nếu sai thì đi học lớp Ngữ âm sẽ dần sửa được. Đừng ai nghĩ là phải đi học xong, phát âm đúng rồi mới tập nói. Làm chuyện ngược đời! Có sai thì sửa, chả sao hết! Trẻ Tây nó phát âm sai thì ba má nó sửa, sao mình phải ngại mắc lỗi?

Về vấn đề nghe, mà ở đây là nghe bài hát thì nên nhớ là phải nghe thật nhiều đi đã rồi hẵng đi học lớp này lớp kia. Chắc nhiều bạn biết cái Tắm Ngoại Ngữ trước đây rồi? Cứ thử 2-3 tháng đeo tai nghe đi ngủ rồi hẵng đọc sách giáo trình. Bám ngay một cuốn sách nào đó có thể khiến bản thân sao nhãng việc học kỹ năng quan trọng bậc nhất này.

Nói chung có nhiều tài liệu để nghe, nhưng mình khuyên chỉ nên nghe nhạc vì nghe cái này là dễ nhất. Nếu thấy khó hơn nghe tin tức thì đề nghị chọn lại các bài hát trẻ con cho đỡ phải lăn tăn.

2. Lớp Ngữ Âm Cơ Bản


Sau khi đã có cái nền cơ bản thì bắt đầu tìm hiểu 44 Âm tiếng Anh rồi chọn 1 lớp Ngữ âm để ôn trong 10 buổi.

Thật ra cũng không cơ bản lắm vì chỉ nghe cho vui tai thôi. Nhưng, cứ có cái nền gạch không cũng đã là tốt rồi.

Về việc đăng ký học lớp Ngữ âm, Nghe nói,... thì mình bảo đảm học 1 khóa xong quên còn độ 1/5. Nếu không đi học thì còn kém hơn. Nhưng không sao. Ta lặp lại chu trình 1 vòng nữa. Ngày xưa ông bà già mình còn 2-3 lần học cái bằng A cơ. Cứ kiên trì đi.
À, tại sao mình khuyên đi học khóa Ngữ âm Cơ bản mà không nên tự học toàn bộ phần đó (hoặc kỹ năng Phát âm nói riêng) là vì bài giảng của các lớp học thường cô đọng, ai đã có vốn hiểu biết chút chút và muốn ôn trong 10 buổi có thể tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức. Những người đã được học qua món 44 Âm và một khóa Cơ bản ở trường như mình càng nên ôn lại.

Nói chung, đặc biệt các bạn vỡ lòng, để việc học ở trung tâm có hiệu quả thì nên tự luyện trước, luyện gần giống càng tốt. Như thế khi đăng ký học sẽ dễ vào đầu hơn. Chứ chưa mở Youtube ra tìm kiếm 44 English Sounds thì việc học bảo đảm rất tốn tiền và kém hiệu quả. Mình thấy độ 1/3 số bạn đi học trung tâm cứ hay bỏ lớp vì không theo kịp và vì ngại do phát âm sai toàn bộ.

Trong quá trình học người ta sẽ dạy về Stress in Word, Stress in Sentence, Intonation,... Mấy cái này mình sẽ nói sau trong phần nâng cao vì trình độ cao hơn mới lĩnh hội được.

3. Hụt Hẫng
Tuy nhiên, sau khi học xong một lớp Ngữ âm thì có một vấn đề phát sinh. Nếu ban đầu các bạn nói một cách vô tư, thấy tiến bộ rất nhanh (dù là nói vẹt, không hiểu gì) nhưng đến giai đoạn sau khi học Ngữ âm thì sẽ rơi vào một khoảng trượt mạnh. Cảm giác nói gì cũng có thể mắc lỗi và tự hạn chế bản thân.

Đây sẽ là giai đoạn khó nhất. Vừa cố gắng nói chuẩn hơn, nói dài hơn, nói chính xác hơn nhưng lại mang một cảm giác sợ sai khi đọc được nhiều lỗi sai phổ biến của người Việt (và bản thân đương nhiên mắc). Bị kẹt ở giai đoạn này thì rất khó lên tiếp còn qua được thì xin chúc mừng, từ đó sẽ tiến bộ vượt bậc như trong Phong Vân, Thiên Long Bát Bộ,... ngày đi ngàn dặm, bay như tiên.

Bí quyết của mình đó là trong giai đoạn sau khi học xong Ngữ âm, thay vì nghe chay thì mình xem hình, có thể là cả phim ngắn. Quan trọng là mình phải nhắm đến những gì người ta dạy, đó là khẩu hình môi và cử chỉ, điệu bộ khi nói. Vừa xem mình vừa bắt chước họ. Học bằng cách tự đưa mình vào các tình huống thực rất dễ nhớ, hiệu quả gấp 10.

Chỗ này, các bạn muốn áp dụng thì mời tìm mấy từ khóa như Stress in Word, Stress in Sentence và Intonation trên Youtube, tha hồ ví dụ minh họa. Giai đoạn chống hụt hẫng này tốn cũng kha khá thời gian đó và mình phải tự đọc lại những tài liệu của khóa Ngữ âm và 44 Âm liên tục, quên lại học, nhưng it has been paid off considerably.

Về mặt từ vựng và cấu trúc, buộc phải tăng thật nhiều vì nếu không sẽ chẳng có gì để luyện tập. Chả lẽ ngày nào cũng nhai đi nhai lại một vài câu nhất định. Có thể bổ trợ với từ khóa Oral Topics, có 100 topic phổ biến nhất chuyên luyện Nói trình độ thấp. Hãy dùng nó cho phần Ngữ âm Cơ bản.

Đừng nghĩ làm được 2 giai đoạn đầu là đã xong, hãy chú ý giai đoạn cuối. Đó là lúc mỗi người tự rèn luyện khả năng Speaking. Khi có điều kiện sẽ nói rõ hơn về nhiều phương pháp mình đã ứng dụng từ hồi đại học đến bây giờ.

" Bài học thì rất nhiều nhưng quan trọng là có nhớ được nó hay không"
 
                                                                     Aone JSC ( made by Hỏi không biết - Biết không nói)
Share on Google Plus

Giới thiệu Unknown

Trung tâm Anh ngữ và Bồi dưỡng văn hóa Aone trực thuộc Công ty cổ phần giải pháp tổng hợp Aone, cung cấp các khóa học tiếng Anh với sự hướng dẫn của Giáo viên nước ngoài; bồi dưỡng học sinh các môn Toán, Lý, Hóa khối Trung học phổ thông và các khóa kỹ năng mềm do những Chuyên gia hàng đầu trực tiếp giảng dạy.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét