Đăng ký

Một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học

 Aone JSC - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.


Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đề xuất một số nội dung đáng chú ý như các phương án về công nhận hiệu trưởng và hiệu phó, trường đại học tự quyết định mức học phí...

Dự kiến, có 36 điều thuộc 10 chương trên tổng số 73 điều, 12 chương của Luật Giáo dục Đại học sẽ được sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ giáo dục đại học, nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở giáo dục đại học cũng như đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế.

Đầu tư theo cơ chế đặt hàng

Ở phần Những quy định chung (Chương 1), dự thảo sửa đổi Điều 9 về phân tầng, xếp hạng đại học, Điều 11 về quy hoạch mạng lưới các trường đại học và Điều 12 về Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học.

Cụ thể, Điều 9 được sửa đổi theo hướng các cơ sở giáo dục đại học được tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng chứ không phải do Nhà nước quyết định.

Còn việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học chỉ được dự thảo quy định là “được thực hiện bởi các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật” chứ không phải do Nhà nước thực hiện. 

Điều 11 quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học được sửa đổi theo hướng chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19 tháng 10/2017 vừa ban hành.

Ở Điều 12 về chính sách đầu tư cho giáo dục đại học quy định việc đầu tư sẽ thực hiện thông qua các đề dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, không phân biệt loại hình cơ sở giáo dục đại học.

Dự thảo cũng quy định việc các cơ sở giáo dục đại học thực hiện xã hội hóa được ưu tiên giao đất không thu tiền hoặc cho thuê đất để xây dựng trường, được miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Hội đồng trường bầu hiệu trưởng

Tại Điều 14 quy định cơ cấu tổ chức của các trường đại học, học viện, dự thảo Luật giáo dục đại học bổ sung cơ cấu doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, học viện và cả các đại học. 

Bên cạnh đó, bổ sung điều khoản cơ sở giáo dục đại học có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức.

Dự thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn cơ cấu tổ chức của các đại học:

Phương án thứ nhất là trong các đại học sẽ có “trường” và “viện nghiên cứu”.

Phương án hai là trong đại học sẽ có “trường thành viên” và “viện nghiên cứu thành viên”.

Về mặt quản trị, các đại học đa lĩnh vực thường có cấu trúc 3 cấp: cấp đại học (University), cấp trường và tương đương (College, Faculty, School) và cấp khoa (Deparment).

Còn về những quy định về hội đồng trường và hiệu trưởng thì dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học nêu cụ thể: 

Điều 16 quy định về Hội đồng trường đã quy định cụ thể về số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, hay các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Về quyền hạn, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.

Về việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tại Điều 16 và Điều 20 quy định về Hiệu trưởng, dự thảo đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhất là việc công nhận sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện và phương án hai là sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.

Trường tự quyết mức học phí

Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.

Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Trong khi đó, theo Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: “Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập”, và “Cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định”.

Anh ngữ Aone tuyển sinh các lớp tiếng Anh giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Với 100% giáo viên nước ngoài và các anh chị Trợ giảng thân thiện, sáng tạo - lớp học luôn tràn ngập tiếng cười, sự vui thích thể hiện trên từng học viên. Với chúng tôi đó là không khí của gia đình.



Địa chỉ: số 4N5, ngõ 40 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0947 5979 83

Website: www.aone.edu.vn
Fanpage: www.facebook.com/AnhnguAone

                                                                                    Aone JSC ( nguồn giaoduc.net.vn )
Share on Google Plus

Giới thiệu Unknown

Trung tâm Anh ngữ và Bồi dưỡng văn hóa Aone trực thuộc Công ty cổ phần giải pháp tổng hợp Aone, cung cấp các khóa học tiếng Anh với sự hướng dẫn của Giáo viên nước ngoài; bồi dưỡng học sinh các môn Toán, Lý, Hóa khối Trung học phổ thông và các khóa kỹ năng mềm do những Chuyên gia hàng đầu trực tiếp giảng dạy.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét