(Aone JSC) Với đa số người, phải rời bỏ cuộc sống sinh viên quả là điều khó khăn. Sau khi tốt nghiệp, cuộc sống lẽ ra phải giống như cuộc đi bộ trong công việc và công việc chỉ là cơn gió nhẹ mơn man và làm tươi tắn tâm hồn bạn. Nhưng điều này có thật hợp lý và liệu có quá sớm để nghĩ tới chuyện nghỉ hưu?
Nếu bạn muốn bỏ việc, hãy nghĩ tới lý do tại sao?
Bạn ghét sếp của mình. Họ suốt ngày ỏm tỏi về công việc của bạn hay họ phớt lờ những đóng góp của bạn? Họ giành sự tín nhiệm từ những nỗ lực của bạn, họ đố kỵ hay họ không có năng lực. Và điều tồi tệ hơn nữa là họ đang nắm quyền lãnh đạo.
Bạn ghét các đồng nghiệp. Họ không mời bạn tới dự những buổi tiệc tùng, vui thú. Họ nói xấu bạn sau lưng hay bạn tin rằng vì lý do nào đó họ muốn bạn ra đi.
Bạn ghét phải làm thêm giờ. Bạn bị buộc phải làm thêm giờ, hầu như bạn không còn thời gian dành cho các mối quan hệ xã hội khác nữa và sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng.
Bạn ghét công việc hiện tại. Bạn tìm thấy một công việc khác phù hợp với bạn hơn, chẳng hạn, việc bán hàng qua điện thoại sẽ phù hơn với một sinh viên tốt nghiệp ngành gốm sứ nhưng lại quá nhút nhát.
Trong công việc bạn không được là chính mình. Có thể bạn luôn muốn làm một việc gì đó hơi kỳ quặc nhưng rốt cục thì bạn vẫn phải sống cùng cha mẹ và tới nhà máy để làm những công việc không theo ý mình.
Bạn đã suy nghĩ kỹ chưa?
Cỏ đồng khác bao giờ cũng xanh hơn cỏ đồng nhà. Ở đâu mà chẳng có những đồng nghiệp đố kỵ và hầu như ông chủ nào cũng khó khăn. Sẽ là chuyện không dễ dàng nếu bạn muốn tìm một công việc không trục trặc ở mặt này, mặt nọ hoặc gặp được người chưa từng lúc nào có cảm giác chán công việc của họ. Hãy thử có một cuốn nhật ký và theo dõi những cảm xúc của bạn trong suốt nhiều tuần liền. Nếu bạn vẫn luôn chán nản và buồn bã hay chỉ thích rên rỉ thì mọi việc sẽ được thể hiện rõ ràng.
Nợ nần. Nếu bạn ra đi mà không có bất cứ khoản nào kèm theo, bạn sẽ sớm lâm vào tình cảnh phụ thuộc vào khoản trợ cấp thất nghiệp ít ỏi và nợ nần. Hãy phác thảo ra trước số tiền bạn cần chi trả cho cuộc sống là bao nhiêu và phải mất bao lâu bạn mới có thể tìm được công việc, nếu chưa thực sự lo xong chuyện đó thì bạn hãy cố gắng yên vị ở chỗ làm cũ cho tới khi tìm được công việc mới.
Khi muốn bỏ việc bạn cần trao đổi ý kiến với ai?
Trao đổi với người tin cậy. Trước khi vội vã làm bất cứ việc gì, bạn nên trao đổi kỹ với những người bạn thực sự tin tưởng. Nếu bạn không tự mình lý giải được tại sao bạn không vui, khi đó một người bạn hay một người họ hàng nào đó có thể giúp bạn gỡ rối vấn đề tốt hơn là sếp hay đồng nghiệp. Hy vọng là những người đó có thể giúp bạn nhìn ra viễn cảnh tương lai.
Trao đổi trực tiếp tại nơi làm việc. Nếu bạn cho rằng mình thực sự không thoải mái trong công việc hiện tại, bạn cũng nên trực tiếp đề đạt vấn đề này với sếp hoặc với các đồng nghiệp của mình. Hãy yêu cầu những buổi gặp mặt một đối một cùng nhà quản lý và trình bày rõ ràng những lý do khiến bạn thấy không thoải mái. Điều quan trọng là bạn cần tỏ thái độ có trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng giải quyết những vấn đề bạn đưa ra. Hãy coi đó là một cơ hội để thẳng thắn bày tỏ mọi sự chứ không phải phương sách cuối cùng.
Những gì bạn sẽ phải “hy sinh” khi bỏ việc?
Không có việc làm đồng nghĩa với không có tiền, không có nghỉ ngơi, du lịch, không có chơi bời cùng bạn bè, không có quần áo mới và cũng không có tiệc tùng, chiêu đãi. Trừ khi bạn tính chuyển sang đi tu còn nếu không những “mất mát” này quả là khó chịu đựng.
Tiến hành có bài bản
Nếu bạn đã quyết định sẽ “dứt áo ra đi” thì trước tiên vẫn cần phải chuẩn bị mọi thứ thật bài bản. Bạn phải xác định rõ những điểm mạnh của mình và lĩnh vực nào bạn thực sự thích làm để tránh phải ra đi một lần nữa trong tương lai với hoàn cảnh tương tự. Việc quyết định ra đi tốt nhất nên được giữ kín cho tới khi bạn chính thức nghỉ việc. Bạn cần viết một lá đơn xin nghỉ và chờ thời gian xem xét. Dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng cần phải ra đi một cách đàng hoàng.
Nếu bạn thấy khó chịu trong công việc vì bị lạm dụng tình dục hay điều kiện làm việc không an toàn, bạn có quyền đề đạt một thoả thuận làm việc tốt hơn. Nếu sau khi đề xuất những khuyến nghị của mình mà sếp vẫn từ chối giúp đỡ, bạn cũng đừng vội xin nghỉ việc. Hãy tìm lời khuyên ở các luật sư về lao động để có được giải pháp hợp lý.
Cuối cùng, hãy tự chúc mừng chính bạn. Việc rời bỏ một công việc tồi là chuyện rất dũng cảm và hối tiếc về quyết định của mình chỉ là một hành động phi phạm thời gian. Hãy tận dụng mọi kinh nghiệm của mình để thành công ở lĩnh vực bạn yêu thích.
- ST,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét